Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2010

Bí quyết tháo gỡ mâu thuẫn vợ chồng

Trong cuộc sống gia đình, khó có thể tránh khỏi những va chạm, xích mích hay những cuộc cãi vã giữa hai người. Chẳng có ai lại thờ ơ với những xung đột của gia đình mình. Cũng chẳng có đôi vợ chồng nào lại không tìm chách ngăn ngừa những mầm mống đe họa hạnh phúc của họ. Hai người tìm cách vượt qua mâu thuẫn bằng phương pháp "đối thoại" của hai vợ chồng. Nhưng sự nhân nhượng này bao giờ cũng phải đến từ thiện chí của cả hai phía thì mới mong "hạ hỏa" được tính nóng nảy của cả hai.
Kinh nghiệm cho thấy, các bà vợ "ngửi thấy" cuộc xung đột sắp bùng nổ sớm hơn các ông chồng. Trực giác của họ cảm nhận được sự thay đổi trong hành vi ứng xử, các cử chỉ và giọng nói của chồng. Phụ nữ quan sát tinh hơn và dễ dàng nhận biết các sắc thái khác nhau, tuy rằng không phải lúc nào họ cũng hiểu rõ căn nguyên và lựa chọn thái độ ứng xử thích hợp. Các ông chồng thường có sẵn phản ứng trước đối với các xung đột điển hình, loại hay xảy ra nhất trong gia đình. Họ thường phỏng đoán lý do cuộc tranh cãi sắp xảy ra căn cứ vào mức độ vi phạm của bản thân trong việc tuân thủ các "quy chế gia đình" như xem mình có về trễ giờ, hay có rủ bạn bè về nhà đánh chén mà chưa thông qua "bà xã" hay không?
Cả đàn ông và phụ nữ tới khi núng thế mới chịu nhận lỗi về mình. Đàn ông thiên về hướng cho rằng trong cãi vã, xung đột ở gia đình, cả hai vợ chồng hoặc chỉ "người có lỗi" mới phải xuống nước trước. Còn phụ nữ thì đặt lên hàng đầu vai trò đấu dịu của ông chồng, kể cả anh ta là người có lỗi hay không. Họ lập luận rằng vì đàn ông mạnh mẽ hơn nên có thể chịu đựng khó khăn dễ dàng hơn. Thông thường, chúng ta cùng cố gắng tránh va chạm bằng cách thử làm cho đối tượng bình tĩnh lại hoặc tước bỏ khả năng của người kia sẽ lấy đó làm cớ để châm ngòi "chiến tranh". Song trong cả hai trường hợp, nỗ lực của chúng ta có thể bị vô hiệu hóa và chuyển nhanh tới cuộc "khẩu chiến". Hai vợ chồng phải biết giải tỏa căng thẳng bằng cách "đối thoại" để cởi bỏ những hiểu lầm nảy sinh. Nhưng bạn cũng cần nắm vững được các kỹ thuật thực hiện đối thoại sau đây:
1. Đừng bao giờ bắt đầu đối thoại trước khi bạn chưa biết rằng đó không phải là cuộc đối thoại và bạn biết phải bắt đầu như thế nào và để đạt tới điều gì. Hấp tấp sẽ không đưa lại kết quả tốt cho bạn.
2. Đừng thay đổi chủ đề của cuộc nói chuyện trong suốt thời gian đối thoại. Đã bao lần những cuộc cãi cọ bắt đầu từ một vấn đề rồi "nhảy cóc" sang những vấn đề khác lúc nào không hay vì lúc đó cả hai đang mất bình tĩnh, không còn làm chủ được bản thân.
3. Tránh gọi nhau bằng những lối xách mé, kiểu cạnh khóe, khiêu khích. Bạn đang cần tháo gỡ những vướng mắc trong mối quan hệ, chứ không phải cố tình chọc giận nhau chỉ để chứng tỏ "người ấy" kém cạnh hơn mình. Mâu thuẫn có thể nảy sinh nhưng quan hệ không được phá vỡ.
4. Trong đối thoại, hành vi không lời cũng được đánh giá ngang với những lời nói phát ra. Vì vậy, xin đừng chỉ trỏ vào mặt nhau hay làm những động tác vung chân, vung tay như muốn nhảy xổ vào nhau. Hãy nói năng bình tĩnh, từ tốn nhưng cũng đừng quá chậm rãi sẽ khó gây xúc động được. Tránh những giọng điệu, từ ngữ, những khoảng ngắt lời quá nhiều ý nghĩa.
5. Hãy nhớ trong mọi cuộc đối thoại nói chung và với người bạn đời nói riêng, điều quan trọng hơn không phải là điều bạn nói mà là điều bạn sẽ nghe được. Đừng ngắt lời người đối thoại nhưng cũng đừng quá im lặng. Đừng chờ đợi và đòi hỏi bằng mọi giá người kia phải giải thích cặn kẽ từ đầu đến đuôi sự việc khi người đó trình bày sự bất bình của mình. Ngày hôm sau hoặc vài ngày nữa, bạn có thể sẽ có cơ hội tìm hiểu các chi tiết một cách bình tĩnh hơn.
6. Đừng xúc phạm và cũng đừng vội tự ái. Các từ ngữ không chỉ có nội dung mà nó còn mang ý nghĩa, hàm ý nhất định. Rất có thể ngôn từ trong lúc tranh cãi, thảo luận đã bị dùng lộn xộn, không đúng với mục đích. Vậy chớ nên chấp nhất những điều vụn vặt này.
7. Đừng ngại bật cười nếu nảy sinh tình thế hài hước trong cuộc đối thoại, tuy rằng tiếng cười có thể bị hiểu lầm. Hết sức tránh kiểu cười mỉm ra vẻ bí ấn, thông tỏ mọi chuyện.
8. Đừng phúc tạp hóa cuộc nói chuyện bằng những lời mở đầu dài dòng. Hãy đi thẳng vào vấn đề chính và trình bày ngắn gọn.
9. Đừng tỏ ra quá lo lắng cho bạn đời như khi bạn chăm sóc anh ta lúc ốm nhưng cũng đừng quá thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra.
10. Tỏ vẻ tức giận khi bạn đang rất bực tức. Đừng quên nhìn đồng hồ nhưng cũng chớ nhìn chằm chằm vào nó quá lâu vì điều đó chứng tỏ bạn đang chán cuộc đối thoại này. Đối thoại kéo dài sẽ không có kết quả nhưng chẳng lẽ vợ chồng lại không thèm hỏi han gì đến nhau?
11. Đừng c đòi một lời hứa, cũng đừng chèn ép người ta quá nhiều. Đừng đặt mục đích nói chuyện để làm người kia "bẽ mặt". Bạn đừng hy vọng ngay sau cuộc nói chuyện mọi cáci sẽ khác đi vì rất khó có thể "cải tạo" được người bạn đời của mình qua một cuộc trao đổi.
12. Đừng bao giờ thốt ra những câu đại loại như: "Mẹ tôi đã từng khuyên can không nên lấy cô!". Nói như thế vợ bạn sẽ nghĩ rằng thái độ của bạn từ trước tới nay chỉ toàn đạo đức giả, mọi hành vi đều là hai mặt.

Không có nhận xét nào: