Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Những Lỗi Thường Gặp Khi Tập YOGA

Yoga nghĩa là hội tụ. Với sự kết hợp và liên kết giữa trí óc, cơ thể và tinh thần trong một bài tập, yoga đem lại một trải nghiệm tuyệt vời cho người tập cả về thể chất, cảm xúc, cảm nhận, trí não và tinh thần đạt tới sự cảm nhận cao nhất về bản thân. Nhưng yoga không phải ai cũng phù hợp với môn này, và nếu tập không đúng cách, có thể gây tác dụng ngược. Để tránh được những lỗi khi tập yoga, giữ an toàn cho người tập.

1. Quá tập trung vào tư thế
Khi tập yoga, nhiều người quá chú trọng vào việc tập tư thế một cách chính xác, hoàn hảo. Thực sự thì dù bạn không đạt được tư thế chính xác như giáo viên hoặc trong sách, thì không có nghĩa là tư thế yoga đó không phát huy tác dụng. Mỗi tư thế yoga đều có nhiều biến thể để phù hợp với từng người tập. Nếu bạn không thể tập được tư thế như trong sách, bạn có thể tìm hiểu những biến thế khác của tư thế.

2. Không thở đúng cách
Việc tập trung vào hơi thở sẽ giúp bạn tập yoga an toàn hơn. Hãy chú ý theo dõi hơi thở thay đổi theo từng cử động của cơ thể. Nếu hơi thở khó khăn thì có nghĩa là bạn đang cố gắng quá sức mình. Chỉ khi nào bạn có thể thở tự nhiên khi thực hiện các tư thế, thì nghĩa là lúc đó bạn đang tập vừa sức mình.
Việc tập trung vào hơi thở khi tập yoga có rất nhiều lợi ích. Trước hết, nó khiến tâm trí tập trung vào hiện tại. Khi hơi thở và cử động của cơ thể đồng bộ với nhau, khi đó yoga mới bộc lộ hết những lợi ích của mình. Tâm trí trở nên tĩnh lặng và người tập đi vào trạng thái bình an.

3. Cố sức quá nhiều và quá nhanh
Khi tập yoga, ai cũng mong mình tiến bộ thật nhanh. Nhưng ai cũng có những giới hạn của cơ thể và sức khỏe. Khi nhận thấy những giới hạn của mình, hãy dần dần nới rộng giới hạn đó, chứ đừng cố quá sức để phá vỡ những giới hạn đó ngay. Nếu bạn cố gắng quá sức, rất có thể sẽ gặp những chấn thương trong tập luyện. Những chấn thương này rất dễ gặp phải nhưng không dễ để chữa lành. Biết cách tập luyện theo đúng những giới hạn của bản thân, cơ thể bạn sẽ nhanh chóng tiến bộ.

Nếu bạn cố gắng quá sức, rất có thể sẽ gặp những chấn thương trong tập luyện. Những chấn thương này rất dễ gặp phải nhưng không dễ để chữa lành. Biết cách tập luyện theo đúng những giới hạn của bản thân, cơ thể bạn sẽ nhanh chóng tiến bộ.

Nếu bạn cố gắng quá sức, rất có thể sẽ gặp những chấn thương trong tập luyện. Những chấn thương này rất dễ gặp phải nhưng không dễ để chữa lành. Biết cách tập luyện theo đúng những giới hạn của bản thân, cơ thể bạn sẽ nhanh chóng tiến bộ.

4. Bỏ qua bước khởi động
Khởi động mang ý nghĩa thông báo với cơ thể về việc tập luyện, giống như một màn “dẫn nhập” để cơ thể sẵn sàng cho bài tập. Bạn có thể khởi động theo nhiều cách, trong đó thường gặp nhất là tập những bài tập nhẹ, làm nóng cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu. Bạn có thể tập những tư thế dễ trước và từ từ chuyển sang những tư thế khó hơn. Như vậy, cơ thể sẽ ít bị căng quá sức.

5. Bỏ qua những bài nghỉ và thư giãn
Sau những tư thế tập, bạn thường có những bài tập nghỉ và thư giãn, với mục đích cân bằng lại cơ thể, làm mềm lại các cơ vốn bị căng trong các tư thế, đồng thời lấy lại trạng thái cho những phần cơ thể đã thả lỏng trước đó.
Sau những bài tập yoga, nếu bạn quay trở lại ngay với hoạt động thường ngày, hệ thần kinh của bạn vẫn còn bị kích thích quá mức và bạn sẽ thấy lo lắng, thiếu tập trung. Khi dành thời gian thư giãn, hệ thần kinh sẽ hấp thu được những lợi ích mà yoga mang lại, sẽ “khởi động lại” toàn bộ cơ thể. Có vậy, bạn mới cảm nhận được hết những lợi ích mà yoga mang lại.

Khi dành thời gian thư giãn, hệ thần kinh sẽ hấp thu được những lợi ích mà yoga mang lại, sẽ “khởi động lại” toàn bộ cơ thể. Có vậy, bạn mới cảm nhận được hết những lợi ích mà yoga mang lại.

Khi dành thời gian thư giãn, hệ thần kinh sẽ hấp thu được những lợi ích mà yoga mang lại, sẽ “khởi động lại” toàn bộ cơ thể. Có vậy, bạn mới cảm nhận được hết những lợi ích mà yoga mang lại.

Yoga phù hợp với tất cả mọi người. Nhưng nếu không luyện tập đúng cách, bạn sẽ không nhận được đầy đủ những lợi ích mà yoga mang lại. Khi đó, yoga chỉ như một môn thể thao hời hợt, không hơn.

 Sưu tầm.

So Sánh YOGA & Thể Dục Thông Thường

Nhiều người vẫn coi yoga là một bộ môn thể dục thông thường. Điều này không đúng, mặc dù yoga và những bộ môn thể dục khác đều có mục đích chung là mang lại sức khỏe cho con người. Vậy, yoga khác với những bộ môn thể dục khác như thế nào và bộ môn nào cần thiết hơn, có ích hơn cho sức khỏe chúng ta?

1. Yoga là gì?
Yoga theo nguồn gốc chữ Phạn là kết hợp, kết hợp giữa thể xác và tinh thần, giữa con người với Vũ trụ. Yoga là một lối luyện tập và kiến thức đã có từ lâu đời, 95% của nó là từ thực tiễn. Yoga là một hệ thống của nhiều kỹ thuật làm sao cho thân thể và trí não khỏe mạnh. Nó là một khoa học làm thế nào đem lại sự hài hòa hoàn toàn và quân bình cho đời sống. Bằng chứng là những ai luyện tập yoga đều đặn đều có sức khỏe tốt.

2. Sự khác nhau cơ bản giữa yoga và các bộ môn thể dục khác

Điểm khác nhau giữa yoga và các bộ môn thể dục khác là ở chỗ các bộ môn thể dục làm cơ bắp phát triển thông qua vận động, nhấn mạnh đến các động tác  có cường độ cao, từ đó tăng độ bền của hệ cơ xương, đẩy mạnh lưu thông tuần hoàn máu. Trong khi đó, yoga hướng đến sự hoạt động của các tuyến nội tiết thông qua các tư thế chậm, từ từ và luôn gắn liền với thư giãn.

Các bộ môn thể dục thường có tác động chủ yếu đến thể chất trong khi yoga lại mang lại những tác động lớn hơn về tinh thần. Tất nhiên, việc tập luyện yoga cũng mang lại những lợi ích lớn về thể chất thông qua sự hoạt động hài hòa của tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể. Yoga và các bộ môn thể dục đều cần thiết cho cỗ máy chung là cơ thể.

Các bộ môn thể dục làm cơ bắp phát triển thông qua vận động, nhấn mạnh đến các động tác  có cường độ cao, từ đó tăng độ bền của hệ cơ xương, đẩy mạnh lưu thông tuần hoàn máu. Trong khi đó, yoga hướng đến sự hoạt động của các tuyến nội tiết thông qua các tư thế chậm, từ từ và luôn gắn liền với thư giãn.

Các bộ môn thể dục làm cơ bắp phát triển thông qua vận động, nhấn mạnh đến các động tác có cường độ cao, từ đó tăng độ bền của hệ cơ xương, đẩy mạnh lưu thông tuần hoàn máu. Trong khi đó, yoga hướng đến sự hoạt động của các tuyến nội tiết thông qua các tư thế chậm, từ từ và luôn gắn liền với thư giãn.

3. Những lợi ích của yoga so với thể dục thông thường

Yoga và thể dục đều bao gồm những hoạt động thể lực, vận động nhằm tác động lên cơ thể co người. Tuy nhiên, phương pháp vận động theo lối yoga có những lợi ích vượt trội so với các bộ môn thể dục thông thường.
  • Cơ thể không bị mệt mỏi do axit lactic: Khi cơ bắp co rút, lượng đường trong cơ thể phân hóa thành axit lactic và năng lượng dôi ra được giải phóng. Tuy nhiên, phần lớn lượng axit lactic tạo ra kết hợp với ô-xi để chuyển hóa thành nước và khí CO2. Khi tập thể dục thông thường, phổi thở gấp để có đủ ô-xi cho nhu cầu của cơ bắp, nhưng vẫn không thể đủ cho nhu cầu này. Nghĩa là một phần axit lactic dư thừa sẽ bị tích tụ trong cơ bắp làm cho cơ bắp trở nên mệt mỏi hoặc bị chuột rút. Ngược lại, với yoga, các tư thế và bài tập vừa phải kết hợp với thở sâu nên lượng ô-xi được cung cấp vừa đủ với lượng ô-xi cần thiết cho cơ bắp nên không gây tình trạng tồn đọng axit lactic, không gây mệt mỏi
  • Làm tăng tuần hoàn máu: Các bài thể dục và yoga đều có tác động lớn tới hệ cơ xương, ép các tĩnh mạch mạnh hơn, giúp bơm máu về tim nhanh hơn. Tim đập nhanh và mạnh hơn, máu được bơm nhiều hơn sẽ kích thích hơi thở nhanh và sâu hơn, làm tăng lưu thông không khí qua phổi. Kết quả là các tế bào nhận được nhiều năng lượng và ô-xi hơn. Ở các bộ môn thể dục, năng lượng bổ sung này bị tiêu hao hết vào các động tác thể dục nặng, nhanh, liên tục. Nhưng ở yoga, các tư thế chậm rãi không tiêu tốn hết mà tích trữ phần năng lượng được cung cấp thêm này, do vậy, cơ thể sẽ được tích trữ thêm năng lượng.
  • Luyện tập toàn bộ các cơ: có những cơ bắp của cơ thể hầu như không bao giờ được tác động tới, ngay cả trong những bài tập thể dục. Nhưng đối với yoga, ngay cả những cơ ít sử dụng nhất như cơ xương sườn, cơ bụng đều được tác động tới và hoạt động tốt hơn.
  • Ngoài ra, yoga có những tác động tới cơ thể mà các bài thể dục không mang lại được như: luyện tập cột sống bằng cách kéo giãn, căng và vặn cột sống theo nhiều mức độ khác nhau, nhằm ngăn ngừa và khắc phục những tư thế sai của cột sống; làm giãn các mạch máu bằng cách vặn người hoặc kéo duỗi người, từ đó tăng tính đàn hồi và ngăn ngừa sự xơ cứng và tắc nghẽn các động mạch do chất béo hay cholesterol gây ra; xoa bóp cơ quan nội tạng thông qua các tư thế yoga, cải thiện tuần hoàn máu tới các cơ quan này làm cho chúng khỏe mạnh hơn.
Yoga và thể dục đều bao gồm những hoạt động thể lực, vận động nhằm tác động lên cơ thể co người. Tuy nhiên, phương pháp vận động theo lối yoga có những lợi ích vượt trội so với các bộ môn thể dục thông thường.
Yoga và thể dục đều bao gồm những hoạt động thể lực, vận động nhằm tác động lên cơ thể con người. Tuy nhiên, phương pháp vận động theo lối yoga có những lợi ích vượt trội so với các bộ môn thể dục thông thường.

Như vậy, so với các bộ môn thể dục thông thường, yoga tác động tới cơ thể một cách toàn diện hơn, triệt để hơn, không những tăng cường sức mạnh cơ bắp mà còn điều hòa toàn bộ các cơ quan, hệ nội tiết, không những tăng cường sức khỏe thể chất mà còn  tinh thần được vững mạnh, hài hoà, có khả năng kiểm soát được xúc cản, có năng lực tập trung tư tưởng chống xao lãng và có năng lực tự chủ bản thân ngày càng cao, tính tự tin tốt hơn. Đây chính là bí quyết đem lại sức khỏe và sự dẻo dai của yoga mà không bộ môn thể dục nào khác có được. Hãy cùng khám phá những lợi ích to lớn này của yoga. Chúc các bạn thành công.

Sưu tầm.