Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010

Chống Ẩm Mốc Ống Kính Máy Ảnh Trong Mùa Mưa

Không khí mùa mưa thường có độ ẩm cao, nhất là kiểu chợt nắng chợt mưa ở các tỉnh Nam bộ, hay mùa giông, bão ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc thường gây hại đến ống kính (máy ảnh, máy quay và các dụng cụ quang học).

Các dấu hiệu cho thấy ống kính bị xuống cấp do ẩm mốc, có thể là:
- Mối rễ tre: là dấu hiệu nấm yếm khí phát triển trên các bề mặt thấu kính. Nấm ít có dạng "chân vịt", còn nhiều hơn dạng lan dài hình rễ tre. Lúc mới phát sinh, nấm chỉ bám mặt ngoài, lâu ngày, sẽ ăn dần vào các lớp bên trong.
- Nấm ố: thấu kính bị nấm ăn thành mảng lớn hình tròn, ở đó kính bị mù đục, có khi ánh lên màu vàng xanh.
- Nấm sương mù: bề mặt thấu kính bị bao phủ một lớp "sương mù". Đó là do thấu kính bị ẩm quá nặng hay lâu ngày, mà hơi ẩm không thoát ra ngoài được, đồng thời tạo môi trường cho nấm phát triển.
Khắc phục hậu qu: Cần mang đến thợ sửa máy ảnh lau chùi. Nếu mới bị "chân vịt" thì lau dễ dàng. Trường hợp rễ tre, có thể chỉ lau sạch phần nào, nhất là đã để lâu nhiều tháng. Sau khi lau, vẫn còn dấu vế do acid của vi khuẩn tiết ra, ăn mòn lớp men tráng.
Nếu ố vì sương mù, chỉ lau sạch được phần nào, thường thì những mảng ố vẫn còn đục sau khi lau.
Ống kính bị mốc nhẹ, khả năng lau sạch có thể đạt 80% so với chất lượng ban đầu. Nặng hơn, ống kính có thể kém chất lượng phân nữa hoặc hơn.
Nói chung, bị ẩm mốc, chất lượng thu ảnh qua ống kính sẽ bị giảm sút. Hình ảnh kém sắc sảo, màu sắc bức ảnh không còn rực rỡ, trung thực. Ngay cả việc ngắm nét cũng khó khăn hơn, do khả năng truyền sáng của thấu kính bị giảm sút.
Việc lau chùi ống kính đôi khi không mang lại hiệu quả vì một số ống kính đời mới thành phần thấu kính bị gắn chặt bởi một lớp keo, rất khó tách rời và dễ bị mẻ bể. Một số ống kính zoom có thể bị mất nét, hoặc kém nét sau khi tháo ráp.
Với loại máy ảnh Compact (máy du lịch, bỏ túi) khi ống kính hư hỏng, xem như... hết xài, vì ống kính không tháo rời hay thay thế được.
Ống kính máy ảnh nhà nghề rất đắt tiền (vài ba triệu đến vài chục triệu) vì vậy, cần chú ý phòng chống ẩm mốc cho hiệu quả.

Phòng tránh ẩm mốc ống kính
Bảo quản ống kính không có nghĩa là cất ống vào tủ khóa lại. Đó là đặt ống kính vào chốn ẩm mốc.
Phải lấy ống kính ra khỏi bao máy, túi xách và đặt nơi thông thoáng. Vào mùa mưa, sau khi đi chụp hình về, cần lấy một khăn sạch giặt nước sạch, vắt khô bớt nước, lau bề ngoài ống kính cho sạch nước mưa. Sau đó lấy khăn khô lau lại, rồi dùng máy sấy tóc, sấy cho thật khô (máy sấy đặt xa trên hai gang tay).
Cất ống kính vào hộp riêng có chất chống ẩm. Hộp đựng ống kính phải có nắp thật kỹ. Có thể là một lọ thủy tinh (loại thẩu cũng có nắp bằng thủy tinh bán ở siêu thị) hoặc hộp inox (bán ở cửa hàng dụng cụ y khoa) hoặc hộp nhôm (lon sữa guizgo) hoặc hộp nhựa tốt. Hiện ở TP.HCM có bán hộp đựng ống kính, có sẵn gói chống ẩm.
Chất chống ẩm, có thể là gói silicat (bán ở đường Nguyễn Huệ, TP.HCM và các siêu thị). Nếu không tìm được, bạn có thể dùng phấn viết, hoặc gạo rang thành than, gói vào túi vải.

Một số điều lưu ý
- Khi cất ống kính vào hộp, nên tháo rời các filter và nắp ống kính. Đặt ống kính theo chiều đứng. Khẩu độ mở rộng tối đa.
- Ống kính không sử dụng, dễ bị mốtc hơn sử dụng thường xuyên.
- Nếu không sử dụng thường xuyên, thỉnh thoảng phải mang ống kính ra phơi nắng (15 phút).
- Không cất giữ ống kính gần phòng tắm, nhà bếp, máy lạnh, mái tôn, gần nơi để hóa chất.

Không có nhận xét nào: