Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

Bệnh có cả nam & nữ

1. Một số bệnh như tan máu bẩm sinh Thalassemia (tan máu gây vàng da, lách to, dị dạng đầu, mặt). Người bệnh ở thể nhẹ vẫn có thể sống được nhưng nếu cả vợ và chồng đều bị bệnh thì có khả năng sinh con bị bệnh nặng. Một số bệnh khác cũng chỉ biểu hiện ở dạng đồng hợp tử (khi mang cả hai gen bệnh do cả bố mẹ truyền cho). Vì vậy, những người bệnh ở thể nhẹ hoặc bệnh tiềm ẩn (chỉ có một gen bệnh gọi là dị hợp tử) không nên kết hôn với nhau. Đây là những bệnh phải dùng phương pháp xét nghiệm để xác định như bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm hoặc các bệnh hiếm gặp như chứng da khô, nhiễm sắc tố, một số bệnh gây đục nhãn mắt.

2. Một số bệnh di truyền trội (chỉ cần mang một gen bệnh là biểu hiện thành bệnh). Gen trội này truyền trực tiếp sang đời con và gây nên các bệnh như thoái hóa mắt, bệnh lệch khớp sọ, biến dạng mặt di truyền...

3. Bệnh Down: Người bị bệnh đần độn từ nhỏ và dễ mắc thêm các bệnh khác, không có khả năng tự nuôi sống mình. Nguyên nhân là do trong tế bào của những người này có dư một nhiễm sắc thể số 21 (ở người bình thường tế bào có 46 nhiễm sắc thể, gồm 22 đôi nhiễm sắc thể thường và một đôi nhiễm sắc thể giới tính. Người bị bệnh Down có 47 nhiễm sắc thể, trong đó có đến 3 nhiễm sắc thể số 21). Nếu những người bị bệnh này lập gia đình thì có khả năng một nửa số con sinh ra sẽ mắc bệnh.

4. Đôi khi có những người bị dị dạng nặng nề bộ phận sinh dục mà không thể điều chỉnh được bằng các phương pháp y học thì cũng không nên lập gia đình. Như vậy sức khỏe có một vai trò vô cùng quan trọng trong hôn nhân. Ngoài những bệnh di truyền "Trời kêu ai nấy dạ", chúng ta có thể tránh những bệnh truyền nhiễm bằng cách sống lành mạnh, thể dục thể thao đều đặn. Như thế hôn nhân mới mang lại hạnh phúc đích thực cho con người.

Không có nhận xét nào: