Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

"Yêu" khi tim... yếu!

Chuyện gối chăn khiến người ta mất khá nhiều năng lượng. Quả tim "yếu đuối" liệu có kham nổi? Hình ảnh một người bị bệnh tim và chuyện gối chăn đặt cạnh luôn gợi cho người ta sự e dè. Do vậy, nếu không may sở hữu một trái tim ốm yếu, điều đó có đồng nghĩa với việc phải từ bỏ luôn "chuyện ấy"?

QUAN HỆ ĐIỀU ĐỘ TÙY THEO SỨC CỦA MÌNH
Trước tiên, việc quan hệ vợ chồng chừng mực hoàn toàn có lợi cho tinh thần, sức khỏe và cho cả hệ tim mạch. Một quả tim không khỏe sẽ càng bệ rạc nếu không đem lại cho nó niềm hưng phấn. Vì vậy, không nên có sự tuyệt giao giữa bệnh tim và "chuyện ấy" nếu không nói là có phần... khuyến khích. Tuy nhiên, để bơm một lượng máu không nhỏ nhằm duy trì "tư thế chiến đấu" cho "vũ khí", quả tim buộc phải tăng công suất lên nhiều lần nhằm giải tỏa sự thiếu hụt nguyên, nhiên liệu cho nhiều vùng khác của cơ thể. Việc "giật gấu vá vai" này sẽ gây quá tải cho tim. Nguy cơ "đoản mạch" rất có thể xảy ra. Thế nhưng, trong thực tế, có không ít thân chủ vào ra khoa tim mạch như cơm bữa vẫn đều đặn "gối chăn" mà chẳng gặp trở ngại gì. Các bác sĩ chuyên khoa đều cho rằng: bệnh nhân tim mạch nhẹ (suy tim độ 1 hoặc độ 2) không cần phải "chay tịnh" hoàn toàn tình dục. Ngay với bệnh nhân có vấn đề ở mạch vành, thủ phạm số một gây ra những vụ nhồi máu cơ tim bất đắc kỳ tử, cũng không nhất thiết phải cấm cửa tuyệt đối chuyện phòng the.

CHUẨN BỊ MỌI THỨ TRONG TẦM TAY
Dù vậy, một khi đã có bệnh thì không thể... "ai tới đâu mình tới đó" được. Có nhiều cách "thế thời phải thế" giúp người bệnh duy trì sinh hoạt tình dục ở mức chấp nhận được mà vẫn an toàn. Bí quyết ở chỗ phải biết "liệu cơm gắp mắm":
- Nếu cẩn thận "làm nháp" trước để ước lượng mức độ chịu đựng của quả tim.
- Nếu cần, nên hạn chế những "chi tiết phụ" để tránh phí sức. Chỉ tập trung vào những động tác "then chốt".
- Nên kéo giãn tần suất, ví dụ 1 lần/tuần. Lai rai mà chắc!
- Khi vào cuộc, cần phải kiểm soát "tốc độ". Tốt nhất, nên từ tốn ở "vòng loại", khi đến "chung kết" hãy tăng tốc.
- Sẵn sàng dừng lại để đánh giá toàn cục. Ngay khi cảm thấy không ổn như: thở khó, tay chân bủn rủn... phải lập tức dừng lại.
- Giao vai trò y tá kiêm vệ sĩ vào tay người bạn tình, bởi khi tai biến xảy ra, chính người ấy sẽ sơ cứu cho bạn. Tất nhiên, người được giao trọng trách phải đảm bảo sự tỉnh táo.
- Đặt trong tầm tay các phương tiện cấp cứu như thuốc, bình ô-xy... Tốt nhất, nên chuẩn bị sẵn một tủ thuốc ngay trên đầu giường. Không nên "hoạt động" ở một nơi xa lạ, thiếu phương tiện cấp cứu.
- Với những ca nặng như suy tim độ 4, không có cách nào tốt hơn là... kiêng hẳn. Tương tự, nếu đã có tiền sử đột quỵ hay nhồi máu cơ tim, cần hết sức thận trọng, nhất là khi tai biến từng xảy ra trong phòng ngủ. Nên đợi vài tháng cho đến khi sức khỏe hồi phục hẳn mới nên tái hồi.
- Sau cùng, đừng bỏ qua lời khuyên của bác sĩ điều trị. Không nên quá tự tin vào "nội lực" của mình, đồng thời cũng không nên ỷ lại vào những "trải nghiệm", bởi tai biến hoàn toàn có thể ập đến bất cứ lúc nào, không cảnh báo trước.

Không có nhận xét nào: