Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Để Bé Luôn Khỏe Mạnh

Trong năm đầu đời của bé, có rất nhiều vấn đề bố mẹ phải đặc biệt quan tâm, vì đây chính là nền tảng để bé phát triển về thể chất và tâm sinh lý toàn diện về lâu dài. Ngoài những mốc phát triển tâm sinh lý quan trọng, đâu là các vấn để và nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe của bé trong năm đầu đời?
Phần 1: Bé từ 4-5 tháng tuổi
Thời điểm 4 tháng tuổi
  • tiêm chủng
    Đây là giai đoạn cuối trong lịch trình tiêm chủng cho bé. Giống như những tháng trước đó, bé sẽ cần hai lần tiêm chủng, mỗi lần ở một cánh tay để bảo vệ bé chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib (một loại vi sinh vật có thể gây bệnh nghiêm trọng) và viêm màng não C. Bé cũng sẽ được nhỏ vắc xin ngừa bại liệt.
  • Rất ít trẻ sơ sinh có thể tránh được tình trạng hăm tã. Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách thường xuyên thay tã cho bé ngay khi bạn nghĩ tã bị bẩn. Nếu bé có dấu hiệu bị đau rát ở mông thì nên để mông bé thoáng khoảng 15 phút trong thời gian thay tã. Thực hiện điều này khoảng 3 lần mỗi ngày cho đến khi bé đỡ bị đau rát, cùng với việc sử dụng kem chống hăm trước khi cho bé mặc tấm tã tiếp theo. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn thấy tình trạng hăm của bé có vẻ nghiêm trọng.
  • “Dính mắt” là triệu chứng thường gặp ở các bé nhỏ tháng, nguyên nhân là do các tuyến lệ chưa được hoàn thiện cho đến khi bé được 6 tháng. “Dính mắt” khiến bé cảm thấy khó chịu vì dường như hai mí mắt cứ lúc nào cũng muốn dính vào nhau. Trong trường hợp này, bạn nên làm sạch đôi mắt của bé bằng bông gòn và làm dịu đôi mắt bằng nước ấm, lau nhẹ nhàng từ gốc mắt ra phía ngoài. Nếu các triệu chứng vẫn thuyên giảm, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ vì có thể bé đã bị viêm kết mạc và cần điều trị.
Thời điểm 5 tháng tuổi
  • Sẽ là bình thường nếu một em bé khoảng 2 hoặc 3 tháng tuổi đôi lúc nhìn có vẻ như bị lác mắt, nhưng nếu đến 5 tháng tuổi mà bạn vẫn còn thấy dấu hiệu này thì hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra. Nếu bé bị lác mắt thì cần được điều trị đúng cách để tầm nhìn lâu dài của bé không bị ảnh hưởng.
  • Eczêma là một loại bệnh da liễu rất phổ biến, và nó thường xảy ra với các bé sau 4 tháng tuổi. Căn bệnh này sẽ khiến em bé của bạn bị ngứa da, vì vậy bạn sẽ thấy bé đưa tay gãi, hoặc thấy những vết trầy xước hoặc những vết thương đã liền da từ những vết sẹo mà bé đã gãi. Những vết trầy xước này rất dễ nhiễm trùng, chảy nước và khiến bé bị đau. Tránh để da bé tiếp xúc với xà phòng, kể cả quần áo của bé cũng chỉ nên được giặt bằng chất tẩy nhẹ.
  • Em bé của bạn bắt đầu vận động, vì vậy đây là thời điểm thích hợp để bạn bố trí lại các vật dụng trong nhà mình sao cho an toàn. Hãy quan sát mọi thứ xung quanh và xem có vật gì có thể gây nguy hiểm cho con bạn không. Chẳng hạn, bạn nên tìm xem có chiếc tủ nào bé có thể mở được, những vật bé có thể kéo xuống và những lỗ mà bé có thể thọc tay vào.

Phần 2: Bé từ 6-9 tháng tuổi
Thời điểm 6 tháng tuổi
  • Khi bạn cho bé thử những món ăn mới phù hợp, phân của bé sẽ có sự thay đổi. Đừng lo lắng nếu bạn cảm thấy một ít phân đen nếu ngày hôm trước bạn cho bé ăn một quả chuối – điều này là hoàn toàn bình thường. Bé cần được uống nước trong khi ăn, nhưng hãy cho bé uống bằng ly thay vì bằng chai.
    ăn dặm
  • Có thể bé sẽ không bị cảm lạnh trong mùa đông đầu tiên của cuộc đời mình, nhưng nếu bé có dấu hiệu bị sốt thì bạn nên cho bé uống một liều paracetamol dành riêng cho trẻ sơ sinh (tất nhiên là tuân theo chỉ dẫn một cách cẩn trọng). Nếu bé sốt cao hơn 38,2 ˚C và không có dấu hiệu giảm xuống, hãy liên hệ với bác sĩ. Cử chỉ và hành động của bé cũng có thể phản ánh tình trạng của bé giống như kết quả từ nhiệt kế. Nếu bé có vẻ lơ đãng, mệt mỏi, không chịu ăn uống, hoặc có những dấu hiệu khác với bình thường thì bạn nên khẩn trương đưa bé đến bác sĩ. Lúc này tình trạng của bé có vẻ nghiêm trọng, nhưng mọi chuyện có thể sẽ thay đổi rất nhanh sau đó.
  • Trong giai đoạn này bé đã biết ăn dặm nên bạn cần đề phòng nhiễm khuẩn dạ dày cho bé bằng cách rửa tay thật sạch trước khi chế biến thức ăn cho bé. Nếu bé bị tiêu chảy, hãy tăng cường cung cấp lượng nước uống và hãy đưa bé đến bác sĩ nếu bạn lo lắng bé đang có dấu hiệu mất nước.
Thời điểm 7 tháng tuổi
Thính giác của bé

  • Con bạn có thể thở khò khè trong khi ngủ hoặc cả khi thức. Nếu lo lắng, bạn có thể hỏi các chuyên gia tư vấn hoặc bác sĩ gia đình – nhưng nếu bé thường xuyên có biểu hiện này nhưng không khiến bé khó chịu thì có thể đây chỉ là một biểu hiện bình thưởng của đường hô hấp mỏng manh của bé. Nếu bé vẫn bú, ăn, ngủ và phát triển hình thường thì chắc chắn là không có chuyện gì đáng bận tâm, bé sẽ vẫn lớn lên với hơi thở khò khè cho đến khoảng thời gian bé được 18 tháng tuổi.
  • Việc kiểm tra sức khỏe của bé sẽ được thực hiện khi bé được 7 đến 9 tháng tuổi. Bé sẽ được cân và đo, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra phản xạ thính giác của bé, và có thể hỏi bạn về khả năng nghe và nhìn của bé mà bạn có thể đã cảm nhận được. Đây chính là một cơ hội để bạn có thể trao đổi với bác sĩ về bất kỳ một mối lo lắng nào của các bạn về các vấn đề như tiêm chủng, hay chuyện ăn và ngủ của bé.
  • Các căn bệnh mùa đông đôi khi chính là một sự rèn luyện hiệu quả cho khả năng miễn dịch của bé: nếu bé bị bệnh mùa đông, bạn nên để ý đến các dấu hiệu của bé. Nổi các vết thâm tím và nôn mửa là những biểu hiện thông thường – nhưng nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào, hãy sớm liên hệ với bác sĩ.
Thời điểm 8 tháng tuổi
  • Lúc này em bé của bạn có thể bắt đầu tự di chuyển và đưa bất kỳ thứ gì vào miệng, bạn sẽ phải vất vả hơn trong việc bảo vệ bé an toàn trước các mầm bệnh bên ngoài. Mầm bệnh thường có nhiều trong thực phẩm và đồ uống hơn là từ bùn đất và bụi trong môi trường sống, vì vậy, bạn không cần phải tiệt trùng tất cả mọi đồ vật mà bé có thể chạm vào. Và bạn cũng không cần phải khử trùng bình uống nước của bé, nhưng hãy nhớ rửa chúng thật kỹ và thật sạch.
  • Cảm lạnh và ho là những biểu hiện phổ biến của bé trong những tháng mùa đông. Nếu bé có vẻ ho khan, hãy làm dịu sự xung huyết bằng cách cùng ngồi với bé trong phòng tắm xông hơi nóng. Nếu tình trạng của bé không được cải thiện và bạn có nhiều mối lo ngại, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Có thể bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh nếu bé bị nhiễm khuẩn.
  • Những chỗ sưng viêm và các vết bầm tím là dấu hiệu thường thấy của các bé trong giai đoạn này, bởi bé đã bắt đầu có thể tự di chuyển. Hãy để bé bò trong khoảng cách gần với bạn và phải chú ý đến mức độ nguy hiểm từ các không gian trong ngôi nhà bạn. Mặc dù cố gắng hạn chế tối đa những mối nguy hiểm này nhưng bạn cũng cần chấp nhận rằng bạn không thể giúp bé không bao giờ té ngã, nhất là trong giai đoạn này.
    em bé bò
Thời điểm 9 tháng tuổi
  • Sổ mũi và hắt hơi là những biểu hiện tương đối phổ biến trong thời kỳ này. Nếu bạn nhận thấy em bé không hề bị cảm lạnh, nguyên nhân có thể là do không khí khô, hoặc khói bụi từ môi trường. Một chiếc máy làm ẩm không khí sẽ giúp ích cho bạn trong trường hợp này, hay bạn cũng có thể nhỏ một vài giọt nước muối vào mũi bé khi bé bị nghẹt mũi.
  • Bé bắt đầu mọc răng, khuôn mặt bé có thể ửng đỏ, mệt mỏi và bị nhễu nước bọt nhiều hơn. Nước bọt sẽ làm dịu các cơn đau ở nướu, đó là nguyên nhân vì sao bé lại tiết ra nhiều nước bọt vào thời điểm này. Hãy mua cho bé một chiếc vòng ngậm mọc răng để nhai và sử dụng kem giữ ẩm lên má và khuôn mặt nếu da bé bị khô.
    mọc răng
  • Thời gian ngủ vào ban ngày của bé sẽ giảm bớt khoảng 2 tiếng, có thể là bé sẽ bớt những giấc ngủ ngắn và buổi sáng, trưa hoặc chiều tối. Nhưng hãy nhớ rằng thời gian ngủ vào ban ngày giảm có nghĩa là bé cần ngủ nhiều hơn vào ban đêm: thời gian ngủ trung bình của các bé ở độ tuổi này trong một ngày là khoảng 14 đến 15 giờ.

Không có nhận xét nào: