Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Người Bạn Tốt Nhất





Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hóa thành kẻ thù và quay ra chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi cũng có thể trở thành một lũ vô ơn. Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự, có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó thường mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động khôn ba năm dại một giờ. Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ.

Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ rơi ta, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta. Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong lúc phú quý cũng như lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh lẫn lúc ốm đau. Nó ngủ trên nền đất lạnh, dù gió đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, chỉ miễn sao được cận kề bên chủ. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh gác giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày. Khi tất cả bạn bè đã bỏ ta đi, thì nó vẫn ở lại. Dù ta khuynh gia bại sản, thân bại danh liệt, thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như vầng thái dương trên bầu trời.


Nếu chẳng may mà số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư, thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, được làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù. Và một khi trò đời hạ màn, thần chết đến rước linh hồn ta đi, để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy, khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay về để sống tiếp cuộc đời của họ, thì khi ấy vẫn còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta, nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở to cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã chết rồi.

Phật Ở Đâu?

Phật mênh mông như đất trời vô tận
 Nhưng lại gần như một trận mưa xuân
 Phật cao xa như một đóa bạch vân
 Nhưng thân thiết như đôi bàn tay mẹ
 Phật hóa thân trong từng cơn gió nhẹ
 Trong nụ cười từ ái khẽ trao nhau
 Là tình thương giữa đời lắm khổ đau
 Là ánh sáng giữa đêm sâu heo hút
 Có những lúc ta dừng chân đôi phút
 Ngắm hoàng hôn từng chút ánh chiều buông
 Hoặc xa xa nghe chùa đổ hồi chuông
 Như thấy Phật trên đường đời vạn nẻo
 Người thương người bao nhiêu cũng là thiếu
 Người ghét người chút xíu cũng là dư
 Mùa xuân nào rồi cũng đến mùa thu
 Vậy xin hãy lòng từ bi rộng mở
 Để theo Phật từng phút giây cuộc sống
 Khi cuộc đời chỉ là mộng mà thôi.

TT. Thích Chân Quang

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Những Lưu Ý Khi Dưỡng Da Bằng Trái Cây

Dùng trái cây cho việc dưỡng da là một liệu pháp gần gũi và không mất thời nhiều thời gian. Khi hiểu và áp dụng đúng công thức của từng loại quả, chúng sẽ trở thành thực phẩm vàng cho làn da. Bạn sẽ thấy thích thú sau khi sử dụng những loại trái cây dưới đây, sẽ thấy “thần dược” ở ngay bên mình.


CHUỐI - Cung cấp nhiều vitamin
Chuối cung cấp nhiều vitamin cho da, giúp se khít lỗ chân lông, cho làn da mịn màng. Ngoài ra còn có khả năng giảm cân và giúp tinh thần phấn chấn thông qua việc giúp tăng nồng độ enteramine trong não.

Bí quyết: Một trái chuối say nhuyễn, sau đó trộn vào hộp sữa chua tạo thành một hỗn hợp sệt như bột nhão. Đắp khắp mặt và cổ trong vòng 15 phút, sau đó rửa sạch.


BƠ - Hữu hiệu với da khô
Bơ luôn được khuyên dùng cho những tình trạng da khô, da cần cung cấp độ ẩm cao. Đặc biệt là da lão hóa. Thế nhưng không chỉ dùng bơ cho mặt mà còn có thể làm đẹp toàn thân với loại quả này.

Bí quyết: DÙNG CHO MẶT: Một trái bơ xay nhuyễn, nửa muỗng mật ong, vài giọt tinh dầu bạn yêu thích. Sau đó trộn đều hỗn hợp thành dạng sệt và đắp lên mặt. DÀNH CHO TÓC KHÔ: Sau khi gội đầu sạch dung 2 trái bơ xây nhuyễn, vài giọt ôliu ủ tóc khoảng 15 phút, sau đó xả sạch bằng nước ấm.

CHANH - Làm sáng da
Trong tất cả các loại trái cây xem ra chanh là loại nên cẩn thận khi ứng dụng cho việc làm đẹp. Thế nhưng công dụng của quả chanh đem lại rất nhiều như: làm sáng da do chứa enzyme, giúp loại bỏ lớp da chết, giảm tình trạng bóng nhờn và hạn chế mụn đầu đen. Giúp mái tóc bóng mượt và sạch gàu.

Bí quyết: Cho 2 giọt chanh, 1 muỗng cà phê nước, thoa lên mặt (tránh vùng mắt) để 5 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Phương pháp này giúp cho da mặt sáng và mịn. Ngoài ra có thể cắt lát mỏng cho vào nước ấm để gội đầu giúp loại bỏ gàu một cách hiệu quả.

CÀ CHUA - Ngăn chặn lão hóa
Theo nghiên cứu, trong cà chua có chứa thành phần chống oxy hóa, ngăn chặn lão hóa da. Thế nên ngoài việc ăn thì có thể sử dụng cà chua như một sản phẩm dưỡng da chống lão hóa.

Bí quyết: Dùng nước ép cà chua, mật ong thấm vào bông gòn và thoa khắp mặt. Để trong 15 phút sau đó rửa mặt sạch. Ngoài ra có thể cắt lát mỏng đắp khắp mặt giúp se khít lỗ chân lông và tạo cảm giác thư giãn.

DÂU TÂY - Giúp loại bỏ tế bào chết
Dâu chứa vitamin C cao, ngoài ra còn có thành phần magiê giúp cơ thể trao đổi chất tốt. Giúp loại bỏ được lượng đường dư trong cơ thể. Dùng dâu chăm sóc da giúp điều tiết lượng nhờn dư, loại bỏ tế bào chết.

Bí quyết: Cắt từng lát dâu mỏng cho vào sữa tươi, đắp lên mặt trong khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch. Ngoài ra có thể thả vào bồn ngâm tinh dầu giúp thư giãn và giúp đẹp da toàn thân.


CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Mặc dù việc chăm sóc da bằng trái cây là tốt nhưng không nên quá lạm dũng. Phải sử dụng đúng thời điểm và tình trạng da nếu không muốn biến phương pháp này thành con dao 2 lưỡi.

  • Không dùng cho da đang trong tình trạng da đang nổi mụn, ngứa rát. Nên dùng cho những tình trạng da khỏe.
  • Lau sạch với nước ấm nếu thấy có tình trạng khó chịu trên da.
  • Sử dụng chanh làm sáng da nên hạn chế đi nắng và dùng thêm dưỡng da trả lại độ ẩm cho da.
  • Đối với những trái cây có độ chua nên hạn chế sử dụng thường xuyên.
  • Nên tránh đắp và thoa lên vùng mắt.

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Để Bé Luôn Khỏe Mạnh

Trong năm đầu đời của bé, có rất nhiều vấn đề bố mẹ phải đặc biệt quan tâm, vì đây chính là nền tảng để bé phát triển về thể chất và tâm sinh lý toàn diện về lâu dài. Ngoài những mốc phát triển tâm sinh lý quan trọng, đâu là các vấn để và nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe của bé trong năm đầu đời?
Phần 1: Bé từ 4-5 tháng tuổi
Thời điểm 4 tháng tuổi
  • tiêm chủng
    Đây là giai đoạn cuối trong lịch trình tiêm chủng cho bé. Giống như những tháng trước đó, bé sẽ cần hai lần tiêm chủng, mỗi lần ở một cánh tay để bảo vệ bé chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib (một loại vi sinh vật có thể gây bệnh nghiêm trọng) và viêm màng não C. Bé cũng sẽ được nhỏ vắc xin ngừa bại liệt.
  • Rất ít trẻ sơ sinh có thể tránh được tình trạng hăm tã. Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách thường xuyên thay tã cho bé ngay khi bạn nghĩ tã bị bẩn. Nếu bé có dấu hiệu bị đau rát ở mông thì nên để mông bé thoáng khoảng 15 phút trong thời gian thay tã. Thực hiện điều này khoảng 3 lần mỗi ngày cho đến khi bé đỡ bị đau rát, cùng với việc sử dụng kem chống hăm trước khi cho bé mặc tấm tã tiếp theo. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn thấy tình trạng hăm của bé có vẻ nghiêm trọng.
  • “Dính mắt” là triệu chứng thường gặp ở các bé nhỏ tháng, nguyên nhân là do các tuyến lệ chưa được hoàn thiện cho đến khi bé được 6 tháng. “Dính mắt” khiến bé cảm thấy khó chịu vì dường như hai mí mắt cứ lúc nào cũng muốn dính vào nhau. Trong trường hợp này, bạn nên làm sạch đôi mắt của bé bằng bông gòn và làm dịu đôi mắt bằng nước ấm, lau nhẹ nhàng từ gốc mắt ra phía ngoài. Nếu các triệu chứng vẫn thuyên giảm, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ vì có thể bé đã bị viêm kết mạc và cần điều trị.
Thời điểm 5 tháng tuổi
  • Sẽ là bình thường nếu một em bé khoảng 2 hoặc 3 tháng tuổi đôi lúc nhìn có vẻ như bị lác mắt, nhưng nếu đến 5 tháng tuổi mà bạn vẫn còn thấy dấu hiệu này thì hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra. Nếu bé bị lác mắt thì cần được điều trị đúng cách để tầm nhìn lâu dài của bé không bị ảnh hưởng.
  • Eczêma là một loại bệnh da liễu rất phổ biến, và nó thường xảy ra với các bé sau 4 tháng tuổi. Căn bệnh này sẽ khiến em bé của bạn bị ngứa da, vì vậy bạn sẽ thấy bé đưa tay gãi, hoặc thấy những vết trầy xước hoặc những vết thương đã liền da từ những vết sẹo mà bé đã gãi. Những vết trầy xước này rất dễ nhiễm trùng, chảy nước và khiến bé bị đau. Tránh để da bé tiếp xúc với xà phòng, kể cả quần áo của bé cũng chỉ nên được giặt bằng chất tẩy nhẹ.
  • Em bé của bạn bắt đầu vận động, vì vậy đây là thời điểm thích hợp để bạn bố trí lại các vật dụng trong nhà mình sao cho an toàn. Hãy quan sát mọi thứ xung quanh và xem có vật gì có thể gây nguy hiểm cho con bạn không. Chẳng hạn, bạn nên tìm xem có chiếc tủ nào bé có thể mở được, những vật bé có thể kéo xuống và những lỗ mà bé có thể thọc tay vào.

Phần 2: Bé từ 6-9 tháng tuổi
Thời điểm 6 tháng tuổi
  • Khi bạn cho bé thử những món ăn mới phù hợp, phân của bé sẽ có sự thay đổi. Đừng lo lắng nếu bạn cảm thấy một ít phân đen nếu ngày hôm trước bạn cho bé ăn một quả chuối – điều này là hoàn toàn bình thường. Bé cần được uống nước trong khi ăn, nhưng hãy cho bé uống bằng ly thay vì bằng chai.
    ăn dặm
  • Có thể bé sẽ không bị cảm lạnh trong mùa đông đầu tiên của cuộc đời mình, nhưng nếu bé có dấu hiệu bị sốt thì bạn nên cho bé uống một liều paracetamol dành riêng cho trẻ sơ sinh (tất nhiên là tuân theo chỉ dẫn một cách cẩn trọng). Nếu bé sốt cao hơn 38,2 ˚C và không có dấu hiệu giảm xuống, hãy liên hệ với bác sĩ. Cử chỉ và hành động của bé cũng có thể phản ánh tình trạng của bé giống như kết quả từ nhiệt kế. Nếu bé có vẻ lơ đãng, mệt mỏi, không chịu ăn uống, hoặc có những dấu hiệu khác với bình thường thì bạn nên khẩn trương đưa bé đến bác sĩ. Lúc này tình trạng của bé có vẻ nghiêm trọng, nhưng mọi chuyện có thể sẽ thay đổi rất nhanh sau đó.
  • Trong giai đoạn này bé đã biết ăn dặm nên bạn cần đề phòng nhiễm khuẩn dạ dày cho bé bằng cách rửa tay thật sạch trước khi chế biến thức ăn cho bé. Nếu bé bị tiêu chảy, hãy tăng cường cung cấp lượng nước uống và hãy đưa bé đến bác sĩ nếu bạn lo lắng bé đang có dấu hiệu mất nước.
Thời điểm 7 tháng tuổi
Thính giác của bé

  • Con bạn có thể thở khò khè trong khi ngủ hoặc cả khi thức. Nếu lo lắng, bạn có thể hỏi các chuyên gia tư vấn hoặc bác sĩ gia đình – nhưng nếu bé thường xuyên có biểu hiện này nhưng không khiến bé khó chịu thì có thể đây chỉ là một biểu hiện bình thưởng của đường hô hấp mỏng manh của bé. Nếu bé vẫn bú, ăn, ngủ và phát triển hình thường thì chắc chắn là không có chuyện gì đáng bận tâm, bé sẽ vẫn lớn lên với hơi thở khò khè cho đến khoảng thời gian bé được 18 tháng tuổi.
  • Việc kiểm tra sức khỏe của bé sẽ được thực hiện khi bé được 7 đến 9 tháng tuổi. Bé sẽ được cân và đo, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra phản xạ thính giác của bé, và có thể hỏi bạn về khả năng nghe và nhìn của bé mà bạn có thể đã cảm nhận được. Đây chính là một cơ hội để bạn có thể trao đổi với bác sĩ về bất kỳ một mối lo lắng nào của các bạn về các vấn đề như tiêm chủng, hay chuyện ăn và ngủ của bé.
  • Các căn bệnh mùa đông đôi khi chính là một sự rèn luyện hiệu quả cho khả năng miễn dịch của bé: nếu bé bị bệnh mùa đông, bạn nên để ý đến các dấu hiệu của bé. Nổi các vết thâm tím và nôn mửa là những biểu hiện thông thường – nhưng nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào, hãy sớm liên hệ với bác sĩ.
Thời điểm 8 tháng tuổi
  • Lúc này em bé của bạn có thể bắt đầu tự di chuyển và đưa bất kỳ thứ gì vào miệng, bạn sẽ phải vất vả hơn trong việc bảo vệ bé an toàn trước các mầm bệnh bên ngoài. Mầm bệnh thường có nhiều trong thực phẩm và đồ uống hơn là từ bùn đất và bụi trong môi trường sống, vì vậy, bạn không cần phải tiệt trùng tất cả mọi đồ vật mà bé có thể chạm vào. Và bạn cũng không cần phải khử trùng bình uống nước của bé, nhưng hãy nhớ rửa chúng thật kỹ và thật sạch.
  • Cảm lạnh và ho là những biểu hiện phổ biến của bé trong những tháng mùa đông. Nếu bé có vẻ ho khan, hãy làm dịu sự xung huyết bằng cách cùng ngồi với bé trong phòng tắm xông hơi nóng. Nếu tình trạng của bé không được cải thiện và bạn có nhiều mối lo ngại, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Có thể bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh nếu bé bị nhiễm khuẩn.
  • Những chỗ sưng viêm và các vết bầm tím là dấu hiệu thường thấy của các bé trong giai đoạn này, bởi bé đã bắt đầu có thể tự di chuyển. Hãy để bé bò trong khoảng cách gần với bạn và phải chú ý đến mức độ nguy hiểm từ các không gian trong ngôi nhà bạn. Mặc dù cố gắng hạn chế tối đa những mối nguy hiểm này nhưng bạn cũng cần chấp nhận rằng bạn không thể giúp bé không bao giờ té ngã, nhất là trong giai đoạn này.
    em bé bò
Thời điểm 9 tháng tuổi
  • Sổ mũi và hắt hơi là những biểu hiện tương đối phổ biến trong thời kỳ này. Nếu bạn nhận thấy em bé không hề bị cảm lạnh, nguyên nhân có thể là do không khí khô, hoặc khói bụi từ môi trường. Một chiếc máy làm ẩm không khí sẽ giúp ích cho bạn trong trường hợp này, hay bạn cũng có thể nhỏ một vài giọt nước muối vào mũi bé khi bé bị nghẹt mũi.
  • Bé bắt đầu mọc răng, khuôn mặt bé có thể ửng đỏ, mệt mỏi và bị nhễu nước bọt nhiều hơn. Nước bọt sẽ làm dịu các cơn đau ở nướu, đó là nguyên nhân vì sao bé lại tiết ra nhiều nước bọt vào thời điểm này. Hãy mua cho bé một chiếc vòng ngậm mọc răng để nhai và sử dụng kem giữ ẩm lên má và khuôn mặt nếu da bé bị khô.
    mọc răng
  • Thời gian ngủ vào ban ngày của bé sẽ giảm bớt khoảng 2 tiếng, có thể là bé sẽ bớt những giấc ngủ ngắn và buổi sáng, trưa hoặc chiều tối. Nhưng hãy nhớ rằng thời gian ngủ vào ban ngày giảm có nghĩa là bé cần ngủ nhiều hơn vào ban đêm: thời gian ngủ trung bình của các bé ở độ tuổi này trong một ngày là khoảng 14 đến 15 giờ.