Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Ăn trái cây như nào mới đúng?

Tất cả chúng ta cho rằng ăn trái cây chỉ có nghĩa là mua trái cây, cắt ra từng lát và bỏ vào miệng, nhưng không dễ như vậy. Điều quan trọng là phải biết ăn ra sao và khi nào. Ăn trái cây như thế nào mới đúng?

KHÔNG ĂN TRÁI CÂY SAU BỮA ĂN!
Nên ăn trái cây khi bụng trống. Nếu ăn theo cách này, trái cây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tẩy uế cơ thể, cho quý vị năng lực để chữa béo phì và những hoạt động khác. Trái cây là thức ăn quan trọng nhất.

Thí dụ ăn 2 lát bánh mì, rồi 1 lát trái cây. Lát trái cây đã sẵn sàng đi thằng qua bao tử, rồi vào ruột nhưng bị ngăn cản. Trong khi đó, toàn thể bữa ăn bị thối rữa lên men và biến thành axit. Khi trái cây gặp thức ăn trong bao tử và chất axít tiêu hóa, tất cả thức ăn bắt đầu thối rữa.
Vậy hãy ăn trái cây khi bụng trống, hoặc trước bữa ăn!

Bạn đã từng nghe ai than rằng - mỗi lần ăn dưa hấu là họ bị ợ; khi ăn sầu riêng họ bị sình bụng; khi ăn chuối, họ cảm thấy muốn đi nhà vệ sinh... Thật ra tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu bạn ăn trái cây khi bụng trống. Trái cây hòa với những thức ăn thối rữa sẽ tạo nên hơi gas và làm bạn bị sình bụng.

Những việc như tóc bạc, hói đầu, tư tưởng bực bội và bên dưới mắt bị quầng đen sẽ không xảy ra nếu bạn ăn trái câu khi bụng trống.

Không có chuyện vài thứ trái cây như cam và chanh có nhiều chất axít, bởi vì tất cả trái cây trở thành chất kiềm (alkaline) trong cơ thể. Nếu bạn nắm vững việc ăn trái cây đúng cách, bạn sẽ có được bí mật của sắc đẹp, trường thọ, sức khỏe, năng lực, hạnh phúc và không béo phì.

Khi cần uống nước trái cây - hãy uống nước trái cây tươi, không uống từ đồ hộp. Không uống nước trái cây đã nấu ấm. Không ăn trái cây đã nấu chín, bởi vì bạn sẽ không có những chất dinh dưỡng, mà chỉ thưởng thức hương vị của trái cây. Nấu chín làm mất tất cả sinh tố.

Nhưng ăn trái cây vẫn tốt hơn là uống nước trái cây. Nếu bạn phải uống nước trái cây, hãy uống từng ngụm, từ từ, bởi vì cần để nước trái cây hòa tan với nước bọt trước khi nuốt xuống. (Phép dưỡng sinh Osawa cũng khuyên phải nhai cơm gạo lức 100 lần trước khi nuốt, để gạo hòa với nước bọt). Bạn có thể chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể. Chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt 3 ngày, và bạn sẽ ngạc nhiên khi bạn bè cho biết bạn nhìn thật tươi sáng!

KIWI: Nhỏ mà rất mạnh. Có đủ các sinh tố potassium, magnesium, vitamin E & chất sợi. Lượng sinh tố C gấp 2 lần trái cam.
Táo: Ăn một trái táo mỗi ngày, không cần đến bác sĩ? Dù táo có lượng sinh tố C thấp, nhưng có tính chống oxít hóa & flavonoids để giúp sự hoạt động của sinh tố C, do đó giúp hạ tỷ lệ ung thư ruột già, nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não.

Dâu tây: là loại trái cây bảo vệ. Dâu tây có tính chống axít hóa cao nhất trong số các loại trái cây chính, bảo vệ cơ thể tránh ung thư, chống chất free radicals (gốc tự do) làm nghẽn mạch máu.

Cam: Thuốc tiên. Ăn từ 2 đến 4 trái cam mỗi ngày giúp khỏi bị cảm cúm, hạ thấp cholesterol (mỡ trong máu), tránh và làm tan sạn thận cũng như là hạ thấp tỷ lệ ung thư ruột già
.
Dưa hấu: Hạ nhiệt làm đỡ khát. Chức 92% nước, và nhiều chất glutathione giúp hệ miễn nhiễm. Dưa hấu cũng có nhiều chất lycopene chống ung thư. Những chất dinh dưỡng khác trong dưa hấu là sinh tố C & Potassium (Kali).

Ổi & Đu đủ: hạng nhất về sinh tố C, chứa rất nhiều vitamin C. Ổi có nhiều chất sợi, giúp trị bón. Đu đủ có nhiều chất carotene tốt cho mắt.

Uống nuớc lạnh sau ữa ăn có thể bị ung thư? Chuyện khó tin?? Cho những ai thích uống nước đá lạnh, bài này dành cho bạn.

Uống nước đá lạnh sau bữa ăn thật khoái khẩu. Tuy nhiên, nước lạnh sẽ làm đông đặc những chất dầu mỡ mà bạn vừa ăn xong.
Sẽ làm chậm tiêu hóa. Khi chất "bùn quánh" này phản ứng với axít, nó sẽ phân nhỏ và được hấp thụ vào ruột nhanh hơn là thức ăn đặc. Nó sẽ đóng quanh ruột. Chẳng bao lâu, nó sẽ biến thành chất béo và đưa đến ung thư. Tốt nhất là ăn súp nóng hay uống nước ấm sau bữa ăn. (Đông y luôn khuyên nên uống nước ấm).

Một thí dụ nghiêm trọng về nhồi máu cơ tim: "thủ tục" nhồi máu cơ tim (không phải chuyện đùa). Những bạn nữ nên biết rằng, không phải tất cả những triệu chứng nhồi máu cơ tim đều bắt đầu từ việc tay trái bị đau. Hãy chú ý khi bị đau hàm dữ dội. Có thể bạn sẽ không bao giờ bị đau ngực khi bị nhồi máu cơ tim. Buồn nôn và toát mồ hôi dữ dội cũng là những triệu chứng thường xảy ra. 60% những người bị nhồi máu cơ tim trong khi ngủ sẽ không thức giấc. Đau hàm có thể khiến bạn tỉnh dậy khi đang ngủ say. Hãy chú ý và để ý. Càng biết nhiều, chúng ta càng dễ sống sót.

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2010

Bí mật của sự lạc quan

Nhiều bạn vẫn thắc mắc: có lúc mình nhìn cuộc sống bằng lăng kính màu hồng, lúc khác mình lại thấy nó cực kỳ chán chường và u ám, thế phải làm sao để lúc nào cũng lạc quan yêu đời? Bí mật nằm trong từng chữ cái của từ OPTIMIST theo hướng này:

O - open: Mở lòng mình ra với cuộc sống và mở mắt ngắm nhìn thế giới tươi đẹp quanh mình.
P - pleasure: Hãy tìm cho mình một niềm vui thích, một môn thể thao, một niềm đam mê âm nhạc hay đơn giản là việc chăm sóc một chậu hoa trên bệ cửa.
T - tacful: Hãy nở một nụ cười lịch thiệp với một người mà bạn gặp, biết đâu đấy là sự khởi đầu cho một quan hệ mới.
I - I: Để yêu cuộc sống, hãy bắt đầu bằng việc yêu mình. Chăm chút cho chính bạn một cơ thể khỏe mạnh, một vóc dáng ưa nhìn...
M - macho: Hãy là một "đại trượng phu". Đơn giản là hãy sống ngẩng cao đầu. Khi đó bạn chẳng phải bận tâm lo lắng gì về những việc mình đã làm, những gì mình đã nói. Tất nhiên, khi đó chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn nhiều.
I - idea: Sao không nghĩ ra một ý tưởng nào đó làm bản thân hay sự việc nào đó thay đổi tích cực.
S - sabbate: Từ này có nghĩa là... nghỉ phép. Nếu bạn cảm thấy buồn tẻ, chán nản, hãy thư giãn để có thời gian cân bằng cuộc sống.
T - tender-hearted: Dịu hiền, nhạy cảm, có bản chất tốt bụng và dịu dàng. Bạn nghĩ sao nếu mình là một người như thế nhỉ?

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2010

Nghệ thuật xin lỗi

Bạn có lỡ lời hay làm gì ảnh hưởng đến danh dự, tổn hại đến tình cảm của người thân thì hãy nén lại sự kiêu hãnh mà thật lòng xin lỗi. Chần chứ để thời gian trôi qua, lỗi lầm ấy sẽ nhân đôi theo thời gian và sự giận dỗi, oán hận của đối phương sẽ tăng lên dần. Lúc đó mọi quan hệ cũng như tình cảm của hai người sẽ bị đe dọa. Chính vì vậy bạn hãy:

XIN LỖI CÀNG SỚM CÀNG TỐT
Nếu bạn đã biết mình nói hay làm gì sai, đừng để quá lâu rồi mới nói lời xin lỗi. Bạn không nên chần chừ hay đợi đến lúc thích hợp mới xin lỗi mà cần thiết phải nói ngay. Khi xin lỗi, bạn không cần kiểu cách hay trau chuốt lời nói mà chỉ cần sự chân thành. Chẳng hạn như nếu bạn và chồng/vợ bạn vừa tranh cãi nhau kịch liệt và bạn thừa biết rằng phần lỗi ở bạn, hãy đến gặp và nói lời xin lỗi ngay. Chuyện này có thể khó làm nhưng bạn hãy thử xem, tình hình sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt ngay.

MẶT ĐỐI MẶT
Tùy theo từng hoàn cảnh nhưng nếu có thể, tốt hơn hết bạn nên xin lỗi mặt đối mặt là hay nhất. Nếu không bạn có thể dùng nhiều phương cách khác nhau như gọi điện thoại, viết email, gửi hoa... Bằng cách này người bị tổn thương sẽ cảm thấy đỡ hơn rất nhiều do sự chân thành của bạn và do sự trung thực của trái tim bạn.

CHÂN THÀNH LẮNG NGHE
Bạn đã làm một điều lỗi với đối phương, nay bạn chịu nhận lỗi ấy và nên chịu lắng nghe một cách chân thành. Hãy để đối phương nói ra hết suy nghĩ, bực bội oán giận ấy và rồi mọi thứ sẽ được sớm giải quyết. Bạn không nên mất kiên nhẫn khi nghe hay tỏ thái độ nóng lòng.

CỬ CHỈ ĐẸP TIẾP SAU ĐÓ
Nếu bạn nghĩ rằng việc gửi card, hoa hay kẹo tiếp sau đó có thể giúp đối phương vui hơn, tâm trạng nhẹ nhàng hơn... bạn hãy cứ tiếp tục làm. Việc này sẽ có ý nghĩa hơn nếu bạn trực tiếp mang hoa cho họ.

KHÔNG VỘI VÀNG
Thật là khó để bắt đối phương chịu tha lỗi cho bạn ngay được vì nó còn tùy thuộc vào việc họ cảm thấy bị tổn thương ít hay nhiều. Nó đòi hỏi phải có thời gian cho họ tha lỗi và quên đi. Bạn không nên tạo áp lực cho họ khi họ chưa thật sự sẵn sàng. Trong những khoảng thời gian này điều cần thiết ở bạn chính là sự chân thành. Bạn đã làm một điều sai vậy hãy chờ thời gian để chúng phai nhạt dần.

Khác biệt trong cuộc sống Việt Nam và phương Tây

Tại Canada, đàn ông dù kiếm được nhiều hay ít tiền đều phải có trách nhiệm chia sẻ với vợ việc gia đình. Tổng thống hay những người rất thành đạt, giàu có vẫn chui vào bếp như thường.

Bất cứ ai khi thay đổi môi trường đều phải biết cách thích ứng với môi trường mới, trước hết phải tìm hiểu, sau đó là tìm cách để thích ứng. Có những cái tốt ở môi trường mới cần học tập và có những cái tốt ở môi trường cũ cần kế thừa và phát huy.

Tôi đưa ra đây một số sự khác biệt về văn hóa và ứng xử gia đình giữa Canada (giống như phần lớn các nước phương Tây) và Việt Nam (văn hóa Á Đông).

Trong quan hệ giữa vợ và chồng: Tại Canada sự bình đẳng thể hiện khá rõ nét. Người chồng và người vợ cũng có trách nhiệm đối với gia đình như nhau. Nhiều khi đàn ông làm các công việc gia đình thậm chí còn nhiều hơn cả phụ nữ, kể cả chăm sóc con cái. Quan niệm về cuộc sống gia đình là cả hai vợ chồng đều cũng phải chia sẻ gánh vác và cùng nhau làm các công việc theo tôi là rất tốt, nó sẽ giúp cho vợ chồng gắn bó với nhau hơn.

Chúng ta thấy một số gia đình ở Việt Nam người chồng đi làm kiếm tiền là chủ yếu. Người vợ đi làm với số lương ít hơn thì hầu như công việc gia đình được giao nghiễm nhiên cho phụ nữ. Anh chồng đi làm về gần như không động tay vào công việc gia đình. Các bữa nhậu vui vẻ với bạn bè, đối tác được cho là làm việc. Nhiều phụ nữ Việt Nam khá vất vả vì vừa phải đi làm, vừa phải chăm sóc con cái, vừa phải lo toan hầu hết các việc gia đình.

Tại Canada, bất kể người đàn ông có kiếm được nhiều tiền hay ít tiền đều phải có trách nhiệm cùng chia sẻ với vợ việc gia đình, chăm sóc con cái. Kể cả các tổng thống hay những người rất thành đạt, giàu có vẫn chui vào bếp như thường, dạy con học và đưa con đi chơi. Họ vẫn phải dành thời gian nhất định cho gia đình. Không nên có quan niệm chỉ kiếm thật nhiều tiền về nhà là đủ, còn lại thuê osin làm thuê và chăm sóc con cái, điều này rất sai lầm, vì lúc đó ý nghĩa về cuộc sống gia đình không còn nhiều.

Giữa con cái và bố mẹ cũng có sự bình đẳng, tôn trọng tương đối rõ nét. Tôi có cảm nhận trẻ con ở Canada khá ngoan và biết cái gì được phép và cái gì không được phép. Thông thường bố mẹ thường quy định khá rõ ràng những gì được làm và những gì không được làm ngay từ đầu, trẻ con tuân thủ khá tốt những quy định này. Có một số thứ phát sinh chúng thường hỏi bố mẹ trước có được phép không, nếu bố mẹ đồng ý thì nó làm và nếu không đồng ý thì thôi. Ít thấy trường hợp trẻ con khóc và giận dỗi đòi bố mẹ dai dẳng để bố mẹ phải đồng ý.

Tuy nhiên, trẻ con tại đây lại rất hay hỏi tại sao bố mẹ lại không cho phép làm điều đó và chúng cần những lời giải thích hợp lý từ phía bố mẹ. Điều này rất tốt và khoa học. Ngược lại, tôi thấy bố mẹ khá tôn trọng và lắng nghe ý kiến của con cái, không ngại ngần mất thời gian trả lời, giải thích và hướng dẫn con cái, không có tư tưởng áp đặt quan điểm và thậm chí áp đặt sở thích của mình cho con cái một cách phí lý và không giải thích.

Về quan hệ giữa ông bà và con, cháu, giữa anh, chị em trong cùng gia đình: Ở Canada ít khi có gia đình sống nhiều thế hệ như Việt Nam hoặc các nước Á đông. Khi con cái trưởng thành đều sống tự lập, kể cả không có nhà ở thì phải đi thuê nhà. Ông bà cũng chỉ đến chơi và thăm con cháu hoặc nếu có giúp trông cháu thì cũng chỉ một vài hôm khi bố mẹ bận đi công tác hoặc có việc gì đó gấp mà không can thiệp vào công việc nuôi và dạy cháu.

Quan hệ về tình cảm giữa ông bà và con cháu không chặt chẽ như ở Việt Nam. Thường về già thì hai vợ chồng sống với nhau và hưởng thụ tuổi già, họ có thể cùng nhau đi du lịch, làm vườn, tham gia sinh hoạt cộng đồng. Người Việt Nam và Á đông thì thường ông, bà lấy niềm vui của mình là được gặp và chăm sóc con cháu. Với điểm này thì cũng có cái tốt và không tốt. Tốt là ông bà không can thiệp quá sâu vào nuôi dạy con cái, những người già dành nhiều thời gian cho họ hơn để sống và hưởng thụ. Không tốt là quan hệ trong nhiều thế hệ không chặt chẽ lắm.

Quan hệ giữa anh, chị em trong gia đình cũng khá rõ ràng, tôn trọng nhau, mọi thứ trong công việc và cuộc sống không quá lệ thuộc vào quan hệ thân quen, quan hệ họ hàng, phần lớn mọi người đều phải có ý thức độc lập, tự chủ. Như ở Việt Nam thì có thể một người làm quan cả họ được nhờ.

Người dân Canada khá thân thiện với môi trường, với động vật và có ý thức bảo vệ môi trường. Điều này xuất phát từ công tác tuyên truyền giáo dục từ chính phủ, các tổ chức xã hội, trong nhà trường và có những chế tài để người dân ý thức hơn đối với môi trường. Phần lớn người già, những người độc thân đều nuôi một con vật như chó, mèo trong nhà, họ chăm sóc động vật và nói chuyện như những người bạn thực sự.

Nếu bạn có hành động "bạo lực" ngay cả với động vật cũng bị đánh giá rất thấp. Tại nơi công cộng bạn thường phải có ý thức bảo vệ môi trường, vứt rác đúng chỗ đúng nơi đúng chỗ quy định. Nếu bạn kinh doanh hoặc làm gì đó có rác thải thì đương nhiên bạn phải dọn sạch sẽ khu vực của mình. Điều này làm cho môi trường tại Canada khá trong sạch. Kể cả những lễ hội diễn ra rất liên tục nhưng không thấy hiện tượng sau một lễ hội là rác thải được bày ra như bãi chiến trường.

Canada là một đất nước đa chủng tộc nên đồ ăn, thức uống và hàng hóa cũng có nhiều chủng loại nhằm đáp ứng các sở thích của từng đối tượng và thói quen khác của từng dân tộc khác nhau. Tuy ở Canada, nhưng nếu bạn thích bất kỳ đồ ăn Việt Nam nào cũng đều có, không phải đồ đông lạnh mà rất tươi ngon, chỉ trừ có thịt chó là không được ăn. Còn lại nếu bạn thích ăn cháo lòng hoặc tiết canh cũng có. Ngoài ra, bạn có thể ăn uống và có thể nấu nướng bất kể loại thức ăn của bất kỳ dân tộc nào. Tại siêu thị, cửa hàng cũng phục vụ bạn đa dạng, đủ màu sắc các loại này. Thời gian cho việc nấu ăn ở đây tiết kiệm được hơn nhiều so với ở Việt Nam, vì mọi thứ đều được làm sẵn, bạn chỉ cần mua về và nấu nướng. Ví dụ như mua cá chẳng hạn, bạn không phải về mổ bụng, cạo vẩy, chặt khúc mà chỉ việc cho vào nồi, tại siêu thị mọi thứ đều làm sẵn tới mức tiện dùng nhất.

Quan hệ bạn bè và cộng đồng ở đây cũng khá khác biệt so với ở Việt Nam. Sinh hoạt nhóm và cộng đồng rất nhiều và tổ chức liên tục, từ văn hóa, gia đình, trao đổi kỹ năng, môi trường… Các hoạt động sinh hoạt khá rõ ràng, có nguyên tắc và mang tính tự nguyện cao.

Bạn bè khi giao lưu trao đổi cũng khá rõ ràng, giữa cái chung và cái riêng. Ví dụ khi đi ăn nhà hàng để nói chung thì mỗi người thích ăn gì gọi cái đó và thanh toán tiền riêng của mình. Những sinh hoạt chung hoặc mời cùng đi chơi thường sẽ lên lịch và hẹn với nhau trước. Ít khi người Canada gọi điện cho bạn vào trước 8h sáng hoặc sau 9h tối vì đó là thời gian dành cho gia đình. Trong khi đi chơi với nhau để trao đổi và nói chuyện về vấn đề gì đó thì thường họ tập trung vào vấn đề gì mà họ quan tâm và ít khi để ý tới chuyện riêng tư của người khác.

10 Trở Ngại Thường Gặp Khi Cầm Máy

Không chỉ đối với người mới cầm máy mà ngay cả những người thường sử dụng đôi khi cũng vấp phải một vài trở ngại. Vì thế khi sử dụng máy ảnh cần chú ý:

1. Phim chụp hoài không hết: Do khi lắp, phim không bám răng vào trục nên tuột; miếng băng keo giữ phim trong lõi bị tuột hay phim bị đứt. Để đề phòng trở ngại này, khi lắp phim, trước khi đậy nắp, kéo cần lên phim để xem phim có di chuyển hay không. Nếu đã đậy nắp lưng máy thì khi kéo cần lên phim, nhìn xem nút quay lui phim có xoay theo hay không. Khi ước lượng đã chụp gần hết cuộn thì phải lên phim nhẹ nhàng, không nên mạnh tay.

2. Quay lùi phim không được, mạnh tay phim bị rách: Vì quên nhấn nút để trả lui phim phía dưới máy.

3. Phim đã hết tưởng còn: Thường xảy ra khi phim chụp dở dang đưa đi cắt để rửa ảnh nhiều lần.

4. Đầu phim tụt vào lõi: Có khi lắp phim xong nhưng không dùng, quay lui phim lại hết mức nên đầu phim tụt vào lõi.

5. Lấy nét sai chủ đề: Vật muốn chụp thì mờ còn những vật phụ xung quanh lại rõ nét. Cần hướng đúng vào chủ đề lấy nét và phải hiểu rõ nguyên tắc về chiều sâu ảnh trường.

6. Chụp xong tráng ra không có hình: Thường xảy ra đối với máy ngắm thẳng khi quên mở nắp đậy ống kính.

7. Chụp ngược sáng bị tối đen: Khi phải chụp ngược sáng, không nên khép bớt khẩu độ so với khi chụp thuận sáng; nếu khép bớt, mặt người đứng quay lưng về mặt trời sẽ thấy tối đen. Đúng ra phải mở thêm khẩu độ vì ánh sáng vào phim là ánh sáng phản chiếu từ vật chụp chứ không phải từ nguồn sáng chiếu vào ống kính.

8. Chụp flash thiếu sáng cần chỉnh khẩu độ thích hợp theo khoảng cách. Chụp flash không có hình cần để đúng nút đồng bộ X hay M.

9. Bấm máy không nhảy - hình bị nhòe: Ngoại trừ trường hợp máy bị hư, hoặc đôi khi do lên phim chưa hết cỡ. Hình bị nhòe là do ghì máy chưa vững ở những tốc độ chụp chậm, máy bị rung.

10. Chụp thiếu sáng, thừa sáng: Người mới chụp thường hay chụp thiếu sáng vì không quen sử dụng khẩu độ mở lớn. Chụp không đúng sáng vì chưa quen với độ nhạy của phim.